Mục đích chính của một bộ phim là kể về một câu chuyện. Những nhà làm phim có nhiều công cụ khác nhau để kể câu chuyện của mình với khán giả. Những công cụ này bao gồm: lời thoại, diễn xuất, âm nhạc và âm thanh,… Nhưng hình ảnh là công cụ kể chuyện mạnh mẽ nhất.
Ngày xưa, phim được quay đen trắng. Thứ duy nhất các nhà làm phim có thể can thiếp về mạt hình ảnh là độ sáng hoặc độ tối của cảnh quay. Tuy nhiên, vào đầu năm 1950, các nhà là phim đã sử dụng phim màu, điều này mang lại cho họ một công cụ hoàn toàn mới về khả năng kể chuyện bằng hình ảnh.
Màu sắc có thể ảnh hưởng đến khán giả một cách mạnh mẽ. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã cố gắng gán các đặc điểm tâm lý cho các màu sắc. Nhưng phản ứng của chúng ta với màu sắc chủ yếu là chủ quan dựa trên các trải nghiệm của chính chúng ta. Nhưng không thể phủ nhận rằng, màu sắc có ảnh hưởng đáng kể đến cảm nhận của chúng ta.
Vì vậy, việc các nhà làm phim sử dụng màu sắc như thế nào luôn máng tính chủ quan. Nó phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của họ. Tuy nhiên, chúng ta thường có thể hiểu ý nghĩa của màu sắc đối với nhà làm phim bằng cách quan sát cách nó được sử dụng xuyên suốt trong một bộ phim.
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều cơ bản về màu sắc.
1. Khái niệm cơ bản về màu sắc
Trước khi nói tới cách sử dụng màu sắc, chúng ta cần biết chính xác nó là gì. Khi có một màu được thể hiện trên phim, màn hình TV hoặc màn hình máy tình, nó có thể được mô tả bằng ba đặc điểm: sắc độ, độ bão hòa và cường độ. Mỗi đặc điểm này có thể được điều chỉnh để tạo ra hàng triệu màu khác nhau.
Hue
Hue mô tả phổ quang ánh sáng mà màu sắc tạo ra. Nhìn vào hình 1 bên dưới, màu sắc được mô tả bởi mặt phẳng trên cùng của hình trụ, còn được gọi là color wheel.
Ví dụ: màu đỏ là một sắc thái khác với màu xanh dương hoặc xanh lá cây. Nhưng màu xanh lam nhạt lại cùng một màu sắc với màu xanh lam đậm.
Saturation (độ bão hòa)
Saturation mô tả cường độ màu sắc. Nó cũng có thể một cách môt cách để nói về “có bao nhiêu” màu hiện có.
Trong hình 1, độ bão hòa được biểu thị bằng bán kính của hình trụ. Trung tâm hình trụ có màu trắng và ngày càng trở nên đậm hơn về phía rìa.
Ví dụ, màu đỏ anh đào có độ bão hòa cao hơn màu hồng. Cả hai đều là màu đỏ, nhưng với cường độ khác nhau.
Value
Value thể hiện giá trị sáng hoặc tối của màu sắc, còn được gọi là độ sáng. Trong hình 1, giá trị được biểu diễn dọc theo trục tung của hình trụ. Lưu ý rằng màu sắc và độ bão hòa vẫn giữ nguyên như thế nào, nhưng màu trở nên đậm hơn về phía dưới.
Ví dụ: màu đỏ nhạt và đỏ đậm có cùng sắc thái và độ bão hòa, nhưng chúng có giá trị khác nhau.
Với ba yếu tố này, chúng ta có thể tạo ra bất kỳ màu nào trong quang phổ thị giác.
2. Additive color
Vì cần có ánh sáng để chiếu và hiển thị phim, nên chúng tôi sử dụng additive color (hình 2). Điều này có nghĩa là trong hệ thống máy ảnh và máy tính của chúng ta, các màu sắc được kết hợp với nhau để tạo ra quang phổ đầy đủ. Tất các màu cộng lại với nhau sẽ tạo ra màu trắng.
Các màu cơ bản bao gồm: đỏ, lục và lam. Ngoài ra còn có ba màu trung gian là đỏ tươi (đỏ + lam), lục lam (lam + lục) và vàng (đỏ + lục). Từ sáu màu này, có thể tạo ra mọi sắc độ trên quang phổ.
3. Color temperature (nhiệt độ màu)
Một khái niệm hữu ích khác để hiểu việc sử dụng màu thực tế trong phim là nhiệt độ màu. Nhìn lại color wheel (hình 1), bạn có thể nhận thấy sự phân chia rõ rệt giữa các màu ở bên trái và bên phải của color wheel.
Các màu bên phải được gọi là màu lạnh trong khi các màu bên trái được gọi là màu ấm. Như bạn sẽ thấy trong các bài viết tiếp theo, nhiệt độ màu đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta phản ứng về mặt cảm xúc và tâm lý với màu sắc.
4. Lời kết
Màu sắc ở khắp mọi nơi, và mặc dù nó có thể tùy ý trong cuộc sống thực, nhưng nó luôn có một ý nghĩa cụ thể khi được sử dụng trong phim, hoặc ít nhất là như vậy. Cho dù bạn có ý định hay không, các lựa chọn màu sắc bạn thực hiện sẽ ảnh hưởng đến người xem, vì vậy hãy đảm bảo lựa chọn cẩn thận và sáng suốt!
Bây giờ chúng ta đã biết màu sắc là gì ở cấp độ kỹ thuật, chúng ta có thể bắt đầu hiểu màu sắc hoạt động như thế nào ở cấp độ cảm xúc và tâm lý.
Nguồn: Cinegrading